Để vào trực tiếp Ketquabongda.com cần cài App VPN
Giải đấu

Sau một mùa, VAR vẫn đem đến những tranh cãi trong bóng đá

07/05/2020 11:06

Công nghệ VAR đã được đưa vào để loại bỏ các quyết định gây tranh cãi trong bóng đá, nhưng nó lại tạo thêm nhiều cãi vã hơn là loại trừ điều này.

 

Trước khi đại dịch Covid-19 để lại tác động hủy diệt tại Premier League, mùa giải 2019/20 có thể sẽ được ghi nhớ về ảnh hưởng của VAR với bóng đá và thành tích của các đội.

Việt vị vùng nách, chạm bóng bởi móng tay, những pha phạm lỗi rõ ràng lại không xem xét lại, những cú vào bóng bằng hai chân… đó là những bất cập trong vô số điều tiếng liên quan đến VAR. Bóng đá ở Premier League nói riêng và bóng đá Anh nói chung sẽ không bao giờ còn như trước nữa.

Có một bộ phận khán giả xem bóng đá trên truyền hình đã có niềm vui khi được chứng kiến nhiều màn kịch trên sân cỏ. Ví dụ như việc được cười trên nỗi đau của người khác khi một bàn thắng có thể đem lại chiến thắng cho Man City lại bị VAR từ chối hoặc tưởng như đã hòa hoặc thua thì lại được tặng một quả penalty. Họ được chứng kiến quy trình VAR làm việc, để rồi cười hoặc khóc.

Trên sân Molineux của Wolves hồi tháng 12/2019, đã từng chứng kiến sự kiện cả 4 khán đài rộ lên tiếng chửi thề "VAR khốn nạn" của những CĐV đội nhà. Nhưng đó là khi họ chửi VAR nhưng vẫn tận hưởng niềm vui chiến thắng 3-2 của đội nhà trước Man City nhờ một loạt các phán quyết ngoài sân cỏ của VAR. 

Mọi người đều đồng ý rằng mùa giải đầu tiên của VAR tại Premier League đã có nhiều vấn đề. Nhưng vài người khác, trong đó có trọng tài Mike Riley, đã thừa nhận vào tháng 11/2019 rằng họ đã tác nghiệp hoàn hảo nhờ VAR và mọi thứ vẫn đang tốt lên.

Tottenham bị 2 quyết định bất lợi bởi VAR chứ không phải trọng tài chính
Tottenham bị 2 quyết định bất lợi bởi VAR chứ không phải trọng tài chính

Và VAR vẫn ở đây, buộc các quan chức bóng đá trên toàn thế giới phải học hỏi nhanh chóng để có thể đặt niềm tin vào một hệ thống đang gặp phải sự chỉ trích lớn nhất là VAR đang phá hỏng bản chất của bóng đá.

Lý do tại sao VAR xuất hiện trong bóng đá Anh đã được giới thiệu ngay từ đầu là nhằm lật ngược các quyết định được cho là không chính xác của trọng tài. Trở lại tháng 12/2019, thủ môn Paulo Gazzaniga của Tottenham được trao một quả đá phạt lên sau khi bị hậu vệ Marcos Alonso của Chelsea phạm lỗi cao chân. 

Nhưng VAR đã vào cuộc và cuối cùng, Chelsea được hưởng phạt đền. Đó là một ví dụ hoàn hảo về việc VAR có quyền bước vào sân cỏ và bẻ ngoặt quyết định của trọng tài cho dù quyết định đó không được nhiều người đồng ý.

Tuy nhiên, sau đó, tiền đạo Son Heung-min của Tottenham đã bị đuổi khỏi sân vì đã đá nguội Antonio Rudiger, trong một sự cố mà HLV Jose Mourinho mô tả là "lạ lùng". Người Đặc Biệt đã có mặt ở Premier League đủ lâu để NHM và giới truyền thông biết ông thực sự muốn ám chỉ điều gì.

Trong cả hai trường hợp bất lợi cho The Spurs, các quan chức ở Stockley Park - tổng hành dinh của VAR - đã đưa ra quyết định cuối cùng, thay vì trọng tài chính Anthony Taylor, người có thể đã tham khảo ý kiến của các trợ lý trọng tài. 

Mãi đến 5 tháng sau khi mùa giải này khởi tranh, các trọng tài mới có thói quen nhìn vào màn hình để xem tình huống thay vì phó mặc tất cho VAR, bất chấp Ủy ban Hiệp hội Bóng đá Quốc tế (IFAB), đã nhấn mạnh rằng "Chỉ có trọng tài mới có thể xem xét tình huống đầu tiên".

VAR khiến cầu thủ, HLV, trọng tài và NHM bực bội nhiều hơn hài lòng
VAR khiến cầu thủ, HLV, trọng tài và NHM bực bội nhiều hơn hài lòng

Toàn bộ những thứ "nhảm nhí" này đã khiến cựu trọng tài Premier League là Mark Halsey bối rối về lý do tại sao một chỉ thị như vậy không phải là một phần của quy trình làm việc từ khi bắt đầu mùa giải.

"Tôi tin tưởng tuyệt đối vào hệ thống và tôi nghĩ cuối cùng nó sẽ hoạt động tốt. Tôi biết chúng ta đang ở giai đoạn đầu và sẽ có những vấn đề với một thứ mới mẻ. Nhưng nếu chúng ta ở Premier League, hãy tuân theo quy trình của IFAB đã điều ra và theo cách mà các giải đấu khác trên thế giới đang theo dõi nó.

Nhưng tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ gặp quá nhiều vấn đề như đang hiện hữu vào lúc này. Nếu một tình huống xuất hiện, trọng tài phải là người trực tiếp xem màn hình và đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu ông ta kiên quyết với quyết định ban đầu của mình, mọi người sẽ chấp nhận và tôn trọng nó. Nhưng hiện tại, chúng ta thực sự có hai trọng tài - một ở Stockley Park và một ở trên sân".

Trong khi cuộc tranh luận về cách các quyết định chủ động của trọng tài cần được tôn trọng thì những quyết định khách quan cũng chẳng tốt hơn gì. Công nghệ goal-line (nhằm xác định bóng đá lăn qua vạch vôi hay chưa) đã là một thành công lớn kể từ khi nó được đưa vào bóng đá vào năm 2013.

Các trọng tài có thể đưa ra phán quyết quyết đoán và nhanh chóng về việc bóng có vượt qua vạch vôi hay không. Trong khi đó, các quyết định về tình huống việt vị hay chạm tay vẫn có vẻ gặp nhiều vấn đề hơn từ khi có VAR nhảy vào sân cỏ. 

Đối với lỗi bóng chạm tay, một luật mới đã được đưa ra vào đầu mùa giải tuyên bố rằng "mọi bàn thắng được ghi hoặc kiến tạo bằng cách sử dụng tay hoặc cánh tay sẽ không được tính... ngay cả khi do vô tình", và VAR đã bị coi là "vô đạo đức" khi nhiều lần phủ quyết luật này.

Kể từ đó, IFAB đã làm rõ trong một tuyên bố rằng, từ mùa giải tới, "lỗi chạm tay vô tình của một cầu thủ tấn công chỉ nên được thổi phạt nếu nó ngay lập tức dẫn đến một bàn thắng hoặc một cơ hội rõ ràng cho đồng đội của cầu thủ mắc lỗi ghi bàn". Điều đó sẽ giúp làm sáng tỏ nguyên tắc này, mặc dù nó vẫn gây tranh cãi bằng khái niệm "ngay lập tức". 

Các quyết định về việt vị cũng đã gây nản lòng. Các câu hỏi đã được đặt ra về tính chính xác của công nghệ được sử dụng để đưa ra quyết định mặc dù phải tốn hàng phút đồng hồ.  Halsey tin rằng các phán đoán nên được đưa ra nhanh hơn.

"Nếu phải mất 6 hoặc 7 phút để xem video và 2 phút để có được kất quả , thì đó không phải là việt vị. Khi chúng tôi nhìn vào gót chân hoặc móng chân hoặc nách cầu thủ, đối với tôi phải sử dụng mắt thường. Nếu bạn không nhìn thấy việt vịt ở lần xem lại đầu tiên thì cũng là bình thường.

Chúng ta hãy quay lại với những gì đã từng làm và mang lại lợi ích cho cầu thủ tấn công, dù đầy ngờ vực. Hiện tại, VAR có lợi cho những cầu thủ phòng ngự, không phải kẻ tấn công. Công nghệ không phải chính xác 100% . Chúng ta không thể chính xác 100% trong những tình huống diễn ra rất nhanh", Halsey nói

Sau gần 1 mùa giải áp dụng, VAR cho thấy quá nhiều vấn đề cần giải quyết
Sau gần 1 mùa giải áp dụng, VAR cho thấy quá nhiều vấn đề cần giải quyết

Trong khi việc ra quyết định có thể được thắt chặt và cải thiện, việc đem lại sự hạnh phúc với trải nghiệm mới của NHM trên sân có lẽ sẽ là trở ngại khó giải quyết nhất. NHM đã phải kiểm tra trên mạng xã hội hoặc nhắn tin cho bạn bè đang xem ở nhà để tìm hiểu những gì đang xảy ra trong một trận đấu mà họ đã bỏ khá tiền để mua vé vào sân. 

Thư ký của hội CĐV Man City, ông Kevin Parker đã thấy đội bóng của mình được hưởng lợi hơn nhờ VAR sau khi bị quay cuồng bởi chính công nghệ này trong 18 tháng qua. Ông đã hoan nghênh việc đem VAR vào bóng đá, nhưng bây giờ, ông muốn cải thiện cảm xúc của khán giả trên sân.

"Ngay cả với VAR, tôi nghĩ rằng sẽ không có gì là 100%, nhưng tôi nghĩ rằng nó chắc chắn sẽ cải thiện bóng đá và rồi các đội sẽ cảm thấy VAR có ích. Nhưng NHM vẫn cảm thấy bực bội vì những gì đang diễn ra trong các tình huống dùng VAR. Bạn ở trên sân nhưng không nắm được toàn bộ diễn biến".  

Các quyết định VAR hiện không được hiển thị trên SVĐ để giới trọng tài không phải chịu áp lực thêm từ các cầu thủ hoặc HLV sau khi xem xét các video gây tranh cãi. 

Nhưng điều đó lại đem đến sự hoang mang cho các khán giả. Và sau một mùa giải khiến NHM, cầu thủ, HLV và trọng tài thất vọng vì VAR, những nhà làm luật cần lắng nghe tất cả các bên liên quan để đảm bảo họ xử lý đúng. VAR sẽ không đi đến đâu, sẽ bị NHM nguyền rủa trừ khi nó cho thấy sự cải thiện rõ ràng.

Từ khóa:
x
Bạn Muốn Tắt Quảng Cáo